Đây là cách nâng cấp PHP phiên bản mới nhất cho WordPres.
Cách làm siêu nhanh, siêu đơn giản, chỉ từ 3 đến 5 bước chưa đầy 2 phút đã update phiên bản PHP mới nhất rồi nhé. Áp dụng:
- Nâng cấp PHP hosting WordPres bằng cPanel
- Nâng cấp PHP bằng DirectAdmin
- Update PHP phiên bản mới nhất cho Xampp (local host)
Cùng bắt đầu ngay nhé.
2 cách nâng cấp PHP hosting WordPress cực dễ – https://t.co/hItGkEbWjC #iacseo #seo
— IAC SEO (@iacseo) June 11, 2022
Nâng cấp PHP hositng phiên bản mới nhất bằng DirectAdmin
Chỉ với 5 bước sau đây bạn sẽ nâng cấp PHP phiên bản mới nhất bằng DirectAdmin. Bao thành công 100% nhé:
Bước 1: Truy cập DirectAdmin Login Page
Mỗi 1 nhà cung cấp hosting sẽ có 1 đường link đăng nhập DirectAdmin khác nhau. Nếu bạn không nhớ, không giữ link đăng nhập có thể liên hệ nhà cung cấp hosting để được hỗ trợ nhé
Bước 2: Đăng nhập tài khoản DirectAdmin
Sẽ có 2 trường nhập bạn cần điển đó là:
- Username: Tên đăng nhập của bạn
- Password: Mật khẩu đăng nhập của bạn
Sau khi điền đầy đủ thông tin lựa chọn Login / Đăng nhập
Bước 3: Chọn Select PHP version
Select PHP version hay còn biết đến là PHP Selector có chức năng chọn phiên bản PHP hosting. Tại đây bạn có thể nâng cấp hoặc hạ bậc phiên bản PHP tùy ý.
Select PHP version nằm ở dòng thứ 5 bên tay trái của Advanced Features
Bước 4: Chọn phiên bản PHP mới nhất
Xuất hiện Current PHP version trong PHP Selector. Dóng sang bên tay phải bạn sẽ thấy phiên bản PHP mặc định: Phiên-bản(current).
Bạn click chuột trái vào nó sẽ sổ ra danh sách phiên bản PHP hiện có. Chọn phiên bản PHP bạn muốn sử dụng
(Lưu ý: Bạn nên backup lại dữ liệu đề phóng lỗi phát sinh)
Bước 5: Lưu lại
Sau khi lựa chọn phiên bản PHP version muốn sử dụng, để lưu bạn hãy chọn Set as current. Như vậy là xong nhé
- Dịch vụ xác minh Google Map – Tạo Map Google Busines giá rẻ – Trọn gói
- Quy định chính sách & bảo hành Google Map
- Chính sách Trang doanh nghiệp google business 2023
- Ưu đãi mừng thành lập doanh nghiệp IAC SEO – Digital Marketing
- Google core cập nhật lõi T3/2023 quan trọng bạn cần biết
Nâng cấp PHP phiên bản mới nhất bằng cPanel
Nếu bạn sử dụng cPanel muốn nâng cấp phiên bản PHP thì hãy làm các bước sau đây.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản cPanel
Cũng giống với DirectAdmin, mỗi nhà cung cấp hosting có 1 link đăng nhập khác nhau. Truy cập đường link login cPanel và điền: Tài khoản, mật khẩu – Sau đó chọn đăng nhập
Bước 2: Chọn Select PHP version
Sau khi đăng nhập thành công, kéo xuống tab SOFTWARE bạn sẽ thấy Select PHP version. Lựa chọn nó nhé.
Bước 3: Nâng cấp phiên bản PHP mới nhất
Tại tab đầu tiên My Domains bạn sẽ thấy Current PHP version. Bên tay phải cùng hàng với nó là phiên bản PHP đang dùng hiện tại.
Bước 5: Setup phiên bản PHP mới nhất làm mặc định
Click chọn phiên bản PHP bạn muốn nâng cấp sử dụng, sau đó chọn Set as current để lưu nó lại.
Quá trình nâng cấp PHP bằng cPanel hoàn thành. Giờ truy cập lại trang quả trị wp-admin xem có xuất hiện lỗi gì không nhé.
Update PHP phiên bản mới nhất cho local host Xampp
Nếu bạn sử dụng Xampp localhost build website WordPress Offline muốn nâng cấp phiên bản PHP mới nhất thì hãy làm như sau.
Bước 1: Sử dụng phiên bản Xampp mới nhất
Hãy chắc chắn mình sử dụng phiên bản Xampp mới nhất để tránh mọi sự cố lỗi Xampp sau này.
Bạn có thể xem lại hướng dẫn tải/download Xampp tại đây nhé
Bước 2: Tải PHP version mới nhất
Truy cập link này: https://sourceforge.net/projects/xampp/files/XAMPP%20Windows/ và chọn phiên bản PHP mới nhất bạn muốn cài đặt. Hiện tại có:
- 7.4.29 / PHP 7.4.29
- 8.0.19 / PHP 8.0.19
- 8.1.6 / PHP 8.1.6
Chọn phiên bản PHP bạn muốn nâng cấp và dowload bản đầy đủ .zip về máy tính (không phải bản portable)
=> Xem thêm: Module Xampp
Sau khi tải phiên bản PHP mới nhất về hãy giải nén nó ra. Trong tệp đã giải nén có 1 folder PHP, Folder này chúng ta sẽ sử dụng để cấu hình phiên bản mới nhất cho Xampp.
Bước 3: Nâng cấp PHP mới nhất
Đầu tiên bạn xác định khu vực cài đặt Xampp của bạn là gì? Nếu bạn không rõ hãy:
_ Chuột phải vào Xampp ngoài Desktop -> Chọn Open file location
Bạn sẽ nhảy ngay đến thư mục cài đặt Xampp. Tìm đến Folder PHP cũ, bạn copy paste nó ra 1 nơi nào đó đề phòng khi nâng cấp PHP bị lỗi.
Sau đó copy file nâng cấp PHP đã giải nén trước đó paste vào thư mục cài đặt Xampp.
Bước 4: Cấu hình lại php.ini
Nâng cấp PHP thành công cho xampp hay không phụ thuộc vào bước này.
- Mở file php.ini trong PHP mới lên
- Thay thế tất cả các link có chuỗi \xampp\ bằng ten_duong_dan\xampp giống như file php.ini ở thư mục cũ đã backup trước đó
Bước 5: Khởi động lại apache
Sau khi cấu hình lại file php.ini bạn khởi động lại apache tận hưởng thành quả của mình nhé. Bạn cũng nên tham khảo 1 số hướng dẫn Xampp có trên IAC SEO sau:
- Hướng dẫn chuyển wordpress từ localhost lên host
- SSL Xampp: 2 phút cài đặt SSL cho Xampp từ A-Z
- [2 phút] Tạo tên miền ảo Xampp – Đơn giản
Câu hỏi liên quan
Dưới đây là 1 vài câu hỏi liên quan có thể bạn quan tâm khi nâng cấp PHP wordpress phiên bản mới nhất.
-
Tại sao cần nâng cấp PHP?
Nâng cấp phiên bản PHP mới nhất để đảm bảo bạn đang chạy trên phiên bản được hỗ trợ đầy đủ và thường xuyên vá các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra với mã nguồn WordPres có nhiều Plugin yêu cầu bạn sử dụng phiên bản PHP mới nhất
-
Cập nhật PHP có an toàn không?
Sử dụng PHP mới nhất giúp bạn vá các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra nó nhanh hơn, thân thiện với tài nguyên và an toàn hơn nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm
-
Cập nhật PHP có thật sự quan trọng?
Nó quan trọng và bạn có thể cải thiện tốc độ, bảo mật và khả năng tương thích của mình bằng cách đưa ra lựa chọn phù hợp
-
WordPress có cần nâng cấp PHP không?
Rất cần thiết, cập nhật là điều cần thiết để giữ an toàn cho trang WordPress của bạn
-
Nâng cấp PHP có phá vỡ giao diện và chức năng website?
Điều này có thể có hoặc không. Trong mỗi lần nâng cấp PHP phiên bản mới nhất, chúng ta luôn nhận được cảnh báo backup dữ liệu trước khi nâng cấp. Thông thường khi PHP hay mã nguồn WordPress cập nhật thì các Plugin hay themes sẽ có các bản update sau đó vài ngày
-
Website bị lỗi khi nâng cấp PHP
Nếu nâng cấp PHP khiến website bạn bị lỗi có thể backup lại dữ liệu trước đó hoặc hoàn nguyên về phiên bản PHP cũ hoặc version thấp hơn.
-
Có nên nâng cấp PHP 8 không?
Điều này còn tùy, PHP 8 cung cấp hiệu suất thực thi mã được cải thiện và sẽ mở rộng và cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên bạn nên sử dụng phiên bản PHP 7.4 đây là bản chuẩn được nhiều người dùng WordPress đề xuất nhất.
-
Nâng cấp phiên bản PHP nào là tốt nhất?
Theo đánh giá thì phiên bản PHP 8 là tốt nhất. Tuy nhiên nó thể gây ra 1 vài lỗi trên website của bạn hoặc không. Dù thế nào hãy backup dữ liệu trước khi bạn nâng cấp PHP
-
PHP 5.6 khác gì với PHP 7?
Người ta ước tính rằng PHP 7 cung cấp sự cải thiện 100% về hiệu suất, tốc độ khi so sánh với PHP 5.6 .
Cải tiến tốc độ quan trọng này cho phép các nhà phát triển web thiết kế các trang web hiển thị các tính năng tương tác thú vị và hấp dẫn mà vẫn phản hồi thông tin nhập của người dùng nhanh như người dùng web mong đợi nó hoạt động -
Mất bao lâu để nâng cấp PHP?
Nâng cấp PHP không mất tới 1 phút hoặc nhanh hơn nếu bạn là chuyên gia lập trình / quản trị website hosting. Với người không chuyên cần xem hướng dẫn tối đa mất khoảng 5 đến 10 phút.
-
Mục đích của PHP là gì?
PHP hỗ trợ toán tử kiểm soát lỗi tức là dấu tại (@). Khi @ được thêm vào trước một biểu thức, mọi thông báo lỗi có thể được tạo bởi biểu thức đó sẽ bị bỏ qua
-
Không nâng cấp PHP có được không?
Bạn không bắt buộc phải nâng cấp PHP nhưng các phiên bản PHP cũ hoạt động chậm hơn và có thể có lỗ hổng bảo mật. Nhiều Plugin sẽ yêu cầu bạn cập nhật phiên bản PHP mới nhất để sử dụng chúng.
-
Có bao nhiều website sử dụng PHP
Theo dữ liệu của W3Techs, PHP được sử dụng bởi 78,9% tất cả các trang web có ngôn ngữ lập trình phía máy chủ đã biết. Vì vậy, gần 8 trong số 10 trang web mà bạn truy cập trên Internet đang sử dụng PHP theo một cách nào đó.
-
Xampp có nhất thiết cần nâng cấp PHP?
Khi sử dụng Xampp local host không nhất thiết cần nâng cấp phiên bản PHP mới nhất. Nhưng để đạt kết quả tốt và tranh phát sinh lỗi bạn nên sử dụng PHP phiên bản mới nhất hiện nay
-
Vòng đời PHP được tính như thế nào?
Đây là câu hỏi chuyên gia. Tất cả phiên bản PHP có vòng đời khoảng ba năm, sau đó chúng không còn được hỗ trợ nữa. Điều này đồng nghĩa tính năng bảo mật website của bạn sẽ kém đi, hãy nâng cấp PHP để đảm bảo an toàn cho website của bạn.
Trên là toàn bộ hướng dẫn kèm theo 1 vài thông tin nâng cấp PHP cho WordPress / Xampp (local host). Chuyên ngành của tôi là SEO và quảng cáo Google, hi vọng giúp ích đến bạn.
2 Nhận xét
Mình không tìm thấy nâng cấp PHP trên direct admin là sao nhỉ?
Chào anh! Nguyên nhân không tìm thấy mục nâng cấp PHP là do quản lý hosting đã chặn quyền nâng cấp rồi ạ. Anh chủ động liên hệ nhà quản lý để mở quyền và hỏi rõ cũng như backup trước khi nâng cấp nhé
Comments are closed.